More

    Biểu Đồ Nến: Cách đọc, phân tích mô hình nến và ý nghĩa các loại nến trong Trade Coin

    Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến những cụm từ như "gọi nến", "tỉa nến", "cắt nến", ... và thắc mắc "nến" ở đây gì? Thực chất, "Nến" này không phải loại nến thắp sáng thông thường mà một loại biểu đồ trong giao dịch tiền điện tử.

    1. Nguồn gốc của Biểu đồ nến

    Biểu đồ nến hay biểu đồ nến Nhật, biểu đồ hình nến (candlestick) là một loại biểu đồ có nguồn gốc từ Nhật Bản, được phát minh vào thế kỷ thứ 18 bởi thương nhân buôn gạo Munehisa Homma. Ông đã sáng tạo ra biểu đồ này để theo dõi biến động giá cả trên thị trường gạo. Cụ thể, ông phân tích giá gạo lùi tại thời điểm trước, nghiên cứu, đối chiếu với các tác động như biến động thời tiết, tình hình kinh tế, … để tìm ra quy luật chuyển động giá và bắt đầu giao dịch những hợp đồng tương lai. Phải đến năm 1990, các mô hình nến và biểu đồ nến Nhật mới được giới thiệu đến phương Tây bởi tác giả Steve Nison thông qua cuốn sách “Kỹ thuật biểu đồ nến Nhật Bản”.

    2. Cấu trúc một cây nến

    Nếu như biểu đồ dạng đường thẳng (line chart) hay biểu đồ dạng thanh (bar chart) giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được giá cả từng thời điểm thì biểu đồ nến lại mang đến nhiều thông tin quan trọng hơn thế.

    Trên một biểu đồ nến sẽ có rất nhiều nến, mỗi cây nến được cấu tạo từ các thành phần cơ bản. Trong hình dưới là hình dạng tiêu biển của nến tăng (màu xanh) và nến giảm (màu đỏ). Lưu ý: Một cây nến không nhất thiết phải có đầy đủ các thành phần như ảnh.

    • Thân nến: Thành phần lớn nhất được tô màu biểu trưng cho sự tăng, giảm của giá.
    • Bóng nến: 2 que nhỏ nằm ở trên và dưới th0ân nến.
    • Đỉnh nến: Tương ứng với giá cao nhất (High) và thấp nhất (Low) trong một phiên giao dịch.

    Do thị trường tiền ảo không có đóng mở phiên, luôn luôn mở 24/24 nên phiên giao dịch sẽ được điều chỉnh trên biểu đồ theo ý bạn.

    • Nếu bạn chọn loại biểu đồ 1 giờ: mỗi 1 giờ tương ứng với 1 nến, 1 phiên giao dịch. Giờ mở cửa sẽ là x:00 và giờ đóng cửa là x:59p.
    • Nếu bạn chọn loại biểu đồ 1 ngày: mỗi 1 ngày sẽ tương ứng 1 nến, 1 phiên giao dịch. Giờ mở cửa là 0:00 phút và giờ đóng cửa là 23:59 phút.

    Tương ứng với giá vào giờ mở cửa (Open), giá vào giờ đóng cửa (Close) sẽ là 2 đỉnh của thân nến. Với thân nến tăng (màu xanh) thì giá mở cửa sẽ nằm ở dưới, giá đóng cửa sẽ nằm ở trên (do giá tăng lên). Với thân nến giảm (màu đỏ) thì ngược lại.

    3. Phân tích biểu đồ nến trong giao dịch

    • Thân nến càng dài chứng tỏ sức mua/bán càng mạnh. Thân nến dài cho thấy chênh lệch lớn giữa giá mở cửa và đóng cửa. Điều này chứng tỏ phe mua (thuật ngữ gọi là bulls – bò mộng) đang áp đảo phe bán (bears – gấu) nếu nến xanh, và ngược lại nếu nến đỏ.
    • Thân nến ngắn cho thấy thị trường đang chững lại, cả 2 phe đều đang lưỡng lự chưa quyết định.
    • Bóng nến dài chứng tỏ thị trường đang có sự cạnh tranh giữa 2 phe. Cả 2 phe đều mua bán mạnh khiến giá tăng giảm liên tục, hay có thể nói bulls và bears bất phân thắng bại. Cần quan tâm đến đỉnh của bóng nến (giá cao nhất/thấp nhất) để đánh giá các mức cản (ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự).

    4. Các mô hình nến đặc biệt

    Sau khi đã hiểu được ý nghĩa cơ bản, các bạn có thể đi sâu vào các mô hình nến đặc biệt hơn.

    Nến Marubozu

    • Cách nhận diện: Thân nến lớn, không có bóng nến, thường xuất hiện trong thị trường tăng/giảm giá mạnh hoặc khi lực mua/bán tăng đột biến.
    • Ý nghĩa: Thể hiện lực mua/bán mạnh, giá thấp nhất/cao nhất trùng với giá mở cửa và đóng cửa. Điều này cho thấy không có sự do dự của nhà đầu tư. Kết thúc chu kỳ giá, giá đống cửa không quay đầy mà trùng ngay với giá cao nhất/thấp nhất. Khi ba cây nến Marubozu liên tiếp xuất hiện, đây là báo hiệu của xu hướng lên/xuống mạnh.

    Nến Spinning Top (con xoay)

    • Cách nhận diện: Thân ngắn, bóng nến trên và dưới dài.
    • Ý nghĩa: Khi thị trường mở cửa, cả phe mua và bán đều cố gắng giành quyền kiểm soát (điều này dẫn đến bóng nến trên và dưới dài), sau đó giá đã “hồi lại” khá nhiều (khiến thân nến nhỏ), thể hiện không có người chiến thắng rõ ràng. Do đó, khi spining top xuất hiện thì chỉ cho thấy sự trung lập, lưỡng lự của nhà đầu tư. Tại thời điểm này, ta không nên đưa ra quyết định mua hoặc bán.

    Nến Hammer (nến búa) và nến Hanging Man (nến treo cổ)

    • Cách nhận diện: Hai loại nến này giống nhau về hình dạng, khác về vị trí trong biểu đồ từ đó có cách gọi khác nhau (Nếu xuất hiện ở đáy xu hướng giảm thì là nến búa, nếu xuất hiện ở đỉnh xu hướng tăng thì là nến treo cổ. Việc gọi tên chỉ phụ thuộc vào vị trí chứ không liên quan đến nến tăng hay giảm nên màu có thể thay đổi). Bóng nhỏ trên hoặc không có, thân nến nhỏ, bóng nến dưới dài gấp nhiều lần thân nến.
    • Ý nghĩa: Nến búa xuất hiện trong một xu hướng giảm và nến treo cổ thì ngược lại. Tuy nhiên, cần nhiều hơn những tín hiệu xác nhận tăng/giảm để các nhà đầu tư vào lệnh an toàn hơn.

    Nến Inverted Hammer (búa ngược) và nến Shooting Star (sao đổi ngôi)

    • Cách nhận diện: Tương tự như nến búa và nến treo cổ, chỉ khác là nến Inverted Hammer và Shooting Star có bóng nến dài hơn thân nến, không có hoặc ít bóng nến dưới.
    • Ý nghĩa: Inverted Hammer xuất hiện khi giá đang giảm có khả năng đảo chiều tăng. Shooting Star xuất hiện khi giá đang tăng và có khả năng đảo chiều giảm.

    Nến Doji

    • Nến Doji sao trời và Doji chân dài: Đây là nến Doji bình thường với giá mở cửa và đóng cửa phiên giao dịch trùng nhau, đồng thời không có gì quá đặc biệt tại bóng trên và bóng dưới của nến. Hai loại này cho thấy sự cân bằng giữ phe mua và phe bán.
    • Nến Doji chuồn chuồn: Nến Doji này không có bóng trên mà chỉ có bóng dưới (tức là giá mở cửa, đóng cửa và cao nhất trùng nhau), nhìn giống một chú chuồn chuồn. Khi nến Doji chuồn chuồn xuất hiện, có nghĩa là phe mua từ chối giá thấp hơn khi tăng áp lực mua vào cho đến thời điểm cuối phiên giao dịch, qua đó cho thấy phe mua đang có lợi thế lớn hơn khi bước qua phiên giao dịch tiếp theo.
    • Nến Doji bia mộ: Nến này không có bóng dưới mà chỉ có bóng trên (tức là giá mở cửa, đóng cửa và thấp nhất phiên trùng nhau). Ngược lại với Doji chuồn chuồn, nến Doji bia mộ xuất hiện khi phe bán đang có lợi thế lớn hơn khi bước qua phiên giao dịch tiếp theo.

    5. Một số tip giao dịch với mô hình nến Nhật

    Một mình mô hình nến Nhật không thể hiện được xu hướng và cũng không giúp xác định được xu hướng hiện tại của thị trường, vì mỗi cây nến chỉ thể hiện những điều diễn ra ở thời điểm nến hình thành mà thôi. Để có thể tạo ra một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh nhất, cần kết hợp các công cụ giao dịch khác. 

    Tác dụng rõ nhất khi thông thuộc việc đọc nến đó là giúp ra xác nhận các tín hiệu đảo chiều hay tiếp diễn của xu hướng, việc kết hợp các cụm nến cùng các công cụ giao dịch khác giúp cho việc xác nhận tín hiệu chính xác hơn.

    Most Popular

    Related Posts