More

    Dữ liệu On-chain – Nguồn thông tin quan trọng để người đầu tư đưa ra quyết định

    Dữ liệu On-chain là một công cụ rất mạnh và là trợ thủ đắc lực trong việc đưa ra các quyết định đầu tư.

    Dữ liệu On-chain là một trong những cơ sở quan trọng phản ánh một cách chính xác những gì đang diễn ra trên mạng lưới Blockchain. Chúng là những dữ liệu nằm trên Blockchain, bao gồm:

    • Dữ liệu về các Block (thời gian, phí gas, miner,…).
    • Dữ liệu về các giao dịch (địa chỉ ví những bên tham gia, số lượng chuyển, chuyển token nào,…).
    • Hành động tương tác với Smart Contract (add liquidity, tham gia quản trị,…).
    • Bất cứ khi nào anh em thực hiện một hành động trên Blockchain, hành động đó sẽ được xác minh bởi các nodes, và sẽ được cập nhật vào mạng lưới Blockchain tổng thể.

    Đồng thời, vì các Blockchain là một mạng lưới phi tập trung, hoạt động dựa trên nhiều Nodes, như Bitcoin có đến 11,558 nodes, Ethereum thì có hơn 8,000 nodes, dữ liệu được chia sẻ rộng khắp, nên không ai có thể thao túng, sửa đổi được nguồn dữ liệu này. Vì thế, đây là nguồn thông tin chính xác nhất, điều mà người đầu tư cần chỉ là đọc hiểu được chúng mà thôi.

    ILợi ích của dữ liệu On-chain

    1. Thông tin chính xác

    Dữ liệu On-chain không biết nói dối nên sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin chính xác và khách quan nhất đang diễn ra trên thị trường.

    Do công nghệ Blockchain được xây dựng để hướng tới sự minh bạch trong thông tin, hơn nữa các thông tin này rất khó để có thể thâm nhập và thay đổi được nên đây có thể coi là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất trên thị trường.

    2. Theo dõi các hành vi trên thị trường theo thời gian thực

    Dữ liệu On-chain còn giúp chúng ta theo dõi được cụ thể những hành vi của các đối tượng trên thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng khi theo dõi hoạt động của các Whale – những người sở hữu nhiều nguồn lực về tài chính và thông tin để thao túng thị trường. Do đó, theo dõi các cá voi On-chain và hành động hợp lý có thể sẽ giúp bạn trở thành “số ít” chiến thắng trong thị trường.

    3. Giúp dự đoán và đưa ra các quyết định đầu tư

    Ngoài ra, việc phân tích dữ liệu còn giúp anh em có thể dự đoán được trước các tình huống và đưa ra được các quyết định đầu tư hợp lý.

    Các hoạt động trên mạng lưới thường đi trước thông tin trên các kênh truyền thông. Nên khi cập nhật các thông tin On-chain thường xuyên còn giúp bạn có khả năng dự đoán trước được các tình huống từ đó có thể đi trước một bước so với cộng đồng.

    Ví dụ trong một số trường hợp giá giảm nhưng các ví lớn không có động thái bán và tiếp tục thu mua thì có thể là lúc nên xem xét mua vào chứ không phải bán ra theo số đông.

    Đối với các nền tảng DeFi thì chúng ta còn có thể dựa vào dữ liệu On-chain về sản phẩm để đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án và đưa ra các quyết định như:

    • Nếu sản phẩm thu hút được khối lượng giao dịch lớn cũng như có nhiều Users sử dụng thì rất có thể Token của dự án sẽ có tiềm năng tăng giá cao.
    • Ngoài ra, khi các dữ liệu On-chain của sản phẩm tốt còn là một cơ hội để bạn có được lợi nhuận nhờ việc tương tác với chính các Dapp đó.

    II – Lưu ý khi phân tích dữ liệu On-chain

    Như vậy, dữ liệu On-chain cung cấp rất nhiều lợi ích, tuy nhiên vẫn có một số điểm bạn cần lưu ý khi thực hiện phân tích dữ liệu On-chain như sau:

    • Đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm: Đây là một công cụ khá chuyên sâu, nên đòi hỏi người dùng cần phải có những kiến thức nền tảng cũng như góc nhìn đa chiều để đánh giá và dự phóng được chính xác từ các thông tin thu thập được.
    • Đối chiếu nhiều nguồn thông tin: Hiện tại trên Internet có rất nhiều công cụ cung cấp dữ liệu On-chain, sẽ có các công cụ không được chính xác. Do đó, người dùng cần so sánh và đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn để có được đánh giá chính xác nhất.
    • Lưu ý đối với các dữ liệu từ Website của dự án: Nhiều khi các con số dự án cung cấp cũng không hoàn toàn chuẩn xác (do nhiều lý do điển hình như để Marketing) nên bạn cũng cần kiểm tra lại con số đó trên trình Explorer của Blockchain nền tảng của Dapp đó.
    • Cập nhật thường xuyên: Do các hành vi trên thị trường là thay đổi liên tục, nên thông tin cũng cần phải được cập nhật thường xuyên để hành động một cách nhanh chóng.

    III – Các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu On-chain

    1. Đối với các phân tích On-chain mang tính vĩ mô

    Đây là các công cụ mang tới thông tin mang tính chất toàn cảnh thị trường (hay về mặt vĩ mô). Những dữ liệu On-chain phần lớn sẽ về Bitcoin, Ethereum và các token DeFi có vốn hoá lớn – những đồng có ảnh hưởng rất lớn đến toàn thị trường Crypto. Hoặc là những thông tin về lượng Stablecoin ở trên thị trường.

    Một số Website có thể kể tới như là:

    • The Block: Ở mục Data, bạn có thể tiếp cận được với nhiều dữ liệu như khối lượng giao dịch Spot, Future, hay lượng Bitcoin, Ethereum ra vào các sàn giao dịch. Cũng như thông tin về Stablecoin đang ở trên Blockchain nào…
    • Crypto Quant: Công cụ rất hay được sử dụng khi phân tích dữ liệu On-chain BTC hay ETH. Website cung cấp các dữ liệu từ cơ bản như BTC ra vào sàn giao dịch đến các chỉ số On-chain chuyên sâu.
    • Glassnode: Cung cấp khá nhiều thông tin liên quan đến dữ liệu On-chain của BTC.
    • Whalebot Alert: Channel telegram cảnh báo các hoạt động của cá voi.
    • Và rất nhiều các công cụ khác có thể kể đến như Whalemap ChartInto the Block,…

    Một số cách sử dụng các công cụ trên:

    • Sử dụng Crypto Quant để theo dõi Inflow Outflow của BTC hoặc ETH và chú ý tới những giao dịch lớn để xem các cá voi đang có động thái như thế nào.
    • Số lượng BTC ở trên các sàn giao dịch hiện tại đang cao hay thấp, nếu cao thì sẽ tạo nên áp lực bán lớn ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả.
    • Công cụ thông báo có bao nhiêu Stablecoin được Mint ra, nếu nhiều Stablecoin được mint hoặc ở trên các sàn giao dịch thì rất có thể đang tồn tại lượng tiền rất lớn để đẩy giá cả đi lên.

    2. Đối với các phân tích On-chain mang tính vi mô

    Đây là các công cụ phân tích On-chain được sử dụng khi bạn cần quan sát dữ liệu ở quy mô nhỏ hơn (Ví dụ như khi cần phân tích các dữ liệu On-chain của dự án đó hay một token thuộc một hệ sinh thái…):

    • Website dự án: Các dữ liệu có thể được lấy từ chính Website của dự án. Tuy nhiên như lưu ý bên trên, bạn cần kiểm tra lại trên Explorer để xác thực lại độ chính xác.
    • Explorer của Blockchain: Đây là nguồn thông tin chính xác nhất. Một số Explorer có thể kể đến như EtherscanBscscanExplorer Solana,…
    • Token Terminal: Một công cụ cung cấp rất nhiều các chỉ số On-chain liên quan đến dự án.
    • Nansen: Công cụ tập trung chính vào các dữ liệu On-chain của Token trên Ethereum.
    • Dune Analytic: Cung cấp các thông tin On-chain rất đa dạng. Tuy nhiên đây là nền tảng gồm nhiều công cụ được đóng góp từ cộng đồng nên cần xác thực lại thông tin khi sử dụng.

    Và còn rất nhiều các công cụ phân tích On-chain khác mà bạn có thể tự mình tìm tòi.

    Nói tóm lại, dữ liệu On-chain là một công cụ rất mạnh và là trợ thủ đắc lực trong việc đưa ra các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, đây là một công cụ đòi hỏi người sử dụng phải có những kiến thức cũng như kinh nghiệm phân tích ở một trình độ nhất định để có thể sử dụng hiệu quả.

    Most Popular

    Related Posts