More

    Mark Zuckerberg tiết lộ quá trình Meta hiện thực hóa Siêu vũ trụ ảo Metaverse (P1)

    Cryptory.net - Trong sự kiện Facebook Connect 2021 (0h ngày 29/10/2021), Facebook đã chính thức đổi tên thành Meta. Điều này đã thể hiện rõ tham vọng cũng như sự tập trung của Mark Zuckerberg vào lĩnh vực vũ trụ ảo Metaverse trong tương lai.

    Trong sự kiện Facebook Connect 2021 (0h ngày 29/10/2021), Facebook đã chính thức đổi tên thành Meta. Điều này đã thể hiện rõ tham vọng cũng như sự tập trung của Mark Zuckerberg vào lĩnh vực vũ trụ ảo Metaverse trong tương lai. Sau khi đổi tên, Mark đã trở thành Chủ tịch kiêm CEO của Meta và các công ty con của Meta bao gồm Facebook, Messenger, Instagram, Whatsapp, Oculus, …

    Metaverse là gì?

    Metaverse là một vũ trụ ảo, hay còn gọi là vũ trụ kỹ thuật số, được tạo ra bởi sự hội tụ của thực tế ảo (AV) và thực tế tăng cường (AR), bao gồm tổng tất cả các thế giới ảo, thực tế tăng cường và Internet. Metaverse là một từ ghép của Meta – nghĩa là Siêu Việt, và Verse, viết tắt của Universe – nghĩa là Vũ Trụ. Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả khái niệm về sự lặp lại trong tương lai của Internet, được tạo thành từ các không gian ảo 3D liên tục, được chia sẻ và liên kết với nhau thành một vũ trụ ảo siêu việt có thể nhận thức như một thế giới thực.

    Tên gọi Metaverse được nhà văn Neil Stephenson đưa ra lần đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng Snow Crash xuất bản năm 1992, nơi con người được đại diện bởi Avatar có thể tương tác với nhau. Stephenson đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả một thiết bị kế thừa dựa trên thực tế ảo cho Internet. Trong Snow Crash, Metaverse được mô tả như một thế giới mới có thể viết lại các chuẩn mực xã hội, các hệ thống giá trị và thoát khỏi sự cứng nhắc về văn hóa và kinh tế.

    Meta hiện thực hóa Metaverse

    Mới đây, Sara Dietschy – người chuyên xây dựng các content về lĩnh vực đổi mới sáng tạo và công nghệ với hơn 816k lượt theo dõi trên kênh Youtube, đã thực hiện một cuộc phỏng vấn cùng CEO Mark Zuckerberg về Meta và vũ trụ ảo Metaverse.

    Tại đây, ông chủ Meta đã có những tiết lộ về hướng đi sắp tới của mình và công ty trong việc hiện thực hóa vũ trụ ảo Metaverse. Bài viết này sẽ tổng hợp lại những ý chính của buổi phỏng vấn để gửi đến bạn đọc. 

    Các sản phẩm Metaverse đầu tiên

    Meta hiện đã ra mắt một số sản phẩm Metaverse như: kính Oculus Quest 2, kính Ray-ban Stories, … nhằm tạo nền tảng cho thiết bị Metaverse hoàn thiện nhất trong tương lai.

    Thiết bị Metaverse hoàn thiện mà Meta hướng tới sẽ tập trung vào sự tinh gọn thời trang như kính Ray-ban Stories, kính này hiện có những chức năng chính như quay phim, chụp ảnh, nghe nhạc, nghe gọi.

    Chiếc kính Ray-ban Stories.

    Kính Oculus Quest 2 mang đến những trải nghiệm chân thật trong không thực tế ảo, cho người dùng cảm giác như hóa thân vào thế giới đằng sau kính. Tuy nhiên, do kích thước hiện vẫn khá to nên chiếc kính này gặp trở ngại khi tiếp cận người dùng. 

    Kính Oculus Quest 2.

    Quá trình hiện thực hóa Metaverse

    Mark đã khẳng định trong buổi phỏng vấn rằng, trong vòng một thập niên tới đây (2028 – 2030) hoặc có thể sớm hơn, Meta sẽ khiến cho các sản phẩm thiết bị Metaverse trở nên phổ cập với người dùng. 

    Ngoài ra, vị CEO còn cho biết đối tượng đầu tiên mà Meta hướng đến chính là những game thủ. Việc mang Metaverse đến các trò chơi điện tử được đánh giá là bước đi rất phù hợp khi số lượng người dùng khá lớn trong thị trường Gaming. Tính đến tháng 9/2021, số Gamer trên toàn cầu đã là hơn 3.2 tỷ người chiếm 40% dân số thế giới (Statista).

    Meta cũng nhắm đến trải nghiệm Metaverse ở nền tảng mạng xã hội. Đây rất có thể là thị trường Meta sẽ tập trung phát triển sau Gaming, vì nó chiếm đến 53% dân số thế giới và lợi thế sẵn có là tệp người dùng của Facebook (Theo Báo cáo của Facebook). Tương lai tương tác giữa những người dùng trên Facebook sẽ không chỉ dừng lại ở Chat, Livestream, Comment, Like, Video Call,… mà sẽ có thêm tính năng thực tế ảo.

    Mark đánh giá Meta đang ở trong giai đoạn đầu tiếp cận người dùng,  tức phía bên trái của đồ thị Adoption Curve. Đồ thị thể hiện được quá trình một công nghệ mới xuất hiện và thời gian để phần lớn người dùng thích nghi.

    Metaverse liệu có dễ tiếp cận với số đông?

    Giữa buổi phỏng vấn, Sara đã bày tỏ sự nghi ngờ của mình với Mark. Nữ Youtuber băn khoản liệu Meta sẽ làm thế nào để vũ trụ ảo Metaverse có thể đến với những người không rành về công nghệ hay người lớn tuổi.

    Ngay lúc này, Mark đã khẳng định lại rằng trong giai đoạn đầu họ sẽ tập trung hoàn toàn vào các game thủ. Game thủ sẽ là người dùng khó tính nhất vì họ đòi hỏi trải nghiệm từ trò chơi cao, từ đó Meta sẽ lấy ý kiến và cải thiện sản phẩm hướng tới số đông, trong đó có cả người không rành về công nghệ cũng như người già.

    Sau Gaming và MXH, thị trường tiếp theo mà Meta nhắm tới có lẽ là Fitness hay các môn thể thao có thể trải nghiệm tại chỗ như đạp xe, đấu kiếm. Gần đây, Mark cũng đã đăng một video lên trang cá nhân khi hóa thân vào một VĐV đấu kiếm ngay tại sân nhà của mình thông qua thiết bị Metaverse, tương tác với VĐV từng giành Huy chương vàng Olympic – Lee Kiefer. Cuối clip, Mark chỉ tháo một mắt kính là trở lại thế giới thực. 

    Dự kiến mỗi người dùng sẽ cần chi khoảng khoảng 300$ (khoảng 7 triệu đồng) để mua thiết bị Metaverse, và trả thêm học phí để có thể tham gia vào các lớp học tổ chức trong thực tế ảo như: Boxing, Yoga ở bất kì đâu trên thế giới. Đây sẽ là tương lai cho một thế giới phẳng hơn bao giờ hết, những giới hạn về khoảng cách được thu hẹp bằng công nghệ Metaverse.

    (Còn tiếp)

    Most Popular

    Related Posts