More

    Nhiều quốc gia sử dụng công nghệ blockchain để chống tham nhũng

    Tính minh bạch và bất biến của blockchain được xem là giải pháp chống tham nhũng ở nhiều quốc gia

    Puerto Rico lên kế hoạch chống tham nhũng bằng blockchain

    Chính phủ Puerto Rico gần đây đã thể hiện sự quan tâm đến việc sử dụng công nghệ blockchain để chống tham nhũng. Chủ tịch Hạ viện Rafael “Tatito” Hernandez xác nhận rằng các nhà lập pháp có kế hoạch gặp gỡ các chuyên gia blockchain địa phương trong tháng này để tạo ra các hợp đồng thông minh nhằm mang lại sự minh bạch và trách nhiệm giải trình hơn cho lĩnh vực này.

    Trong các cuộc họp này, họ sẽ thảo luận về cách áp dụng công nghệ blockchain cho mục đích chống tham nhũng. Theo Bloomberg, Hernandez đã nói về sự phát triển gần đây về chống tham nhũng tại một Hội nghị của Hiệp hội Thương mại Blockchain.

    Hernandez cho biết việc triển khai blockchain cùng các hợp đồng thông minh có thể mang lại sự minh bạch và trách nhiệm giải trình hơn cho khu vực công. “Chúng tôi có một vấn đề thực sự về độ tin cậy,” ông giải thích. “Và đây có thể là một phần của giải pháp,” ông nói thêm.

    Hernandez cũng lưu ý rằng sự đổi mới này là một nỗ lực rộng lớn hơn để biến đất nước trở thành trung tâm cho các tài sản kỹ thuật số và các đổi mới của blockchain. Ông nói: “Trở lại những năm 60 và 70, chúng ta có cơ hội trong lĩnh vực sản xuất… Đây là một lĩnh vực mới, một cơ hội mới để tạo việc làm.

    Puerto Rico dính bê bối tham nhũng trong những năm gần đây. Mới đây, Thị trưởng Felix Delgado-Montalvo của Cataño đã nhận tội thu tiền hối lộ hơn 100.000 USD và đồng hồ sang trọng từ các công ty để đổi lấy các hợp đồng của thành phố.

    Blockchain và những nỗ lực chống tham nhũng ở các quốc gia khác

    Nhiều quốc gia khác cũng đang bắt đầu sử dụng công nghệ blockchain trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

    Cơ quan tội phạm và ma túy của Liên Hợp Quốc đã khuyến cáo chính phủ Kenya sử dụng blockchain cho mục đích chống tham nhũng. David Robinson, Cố vấn chống tham nhũng khu vực tại Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm, nói rằng các công nghệ như blockchain sẽ giúp Kenya ngăn chặn thiệt hại hàng tỷ USD cho các hành vi tham nhũng và tội phạm trong nước.

    Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã công bố một báo cáo giải thích việc sử dụng các công nghệ như blockchain, dữ liệu lớn, nguồn cung ứng cộng đồng và quản trị điện tử để giải quyết tham nhũng hành chính và tham nhũng chính trị. Báo cáo tuyên bố rằng blockchain có thể được sử dụng như một công cụ chống tham nhũng vì nó có thể lưu trữ hồ sơ một cách minh bạch và bất biến.

    Ngược lại, nhiều quốc gia vẫn đang giữ thái độ e dè đối với lĩnh vực mới này.

    Most Popular

    Related Posts