More

    Nhìn lại 7 vụ sập lớn nhất ngành công nghiệp tiền điện tử năm 2022

    Cryptory.net - 2022 là một năm tồi tệ với thị trường tiền điện tử với hàng loạt sự cố cũng như phá sản của các tổ chức lớn trong không gian.

    2022 là một năm tồi tệ đối với ngành công nghiệp tiền điện tử khi ghi nhận một trong những thị trường gấu tồi tệ nhất lịch sử và sự sụp đổ của một loạt các nền tảng lớn trong không gian. Dưới đây, hãy cùng Cryptory điểm lại những sự cố tiền điện tử gây thất vọng nhất trong năm nay.

    1. Cầu Ronin của Axie Infinity bị hack

    Vào tháng 3 năm nay, Ronin – mạng blockchain khởi chạy tựa game NFT nổi tiếng Axie Infinity, đã trở thành nạn nhân của các hacker. Hacker đã lấy 173.000 ETH và 25,5 triệu USDC từ cầu Ronin trong 2 giao dịch, gây ra khoản thiệt hại lên đến 625 triệu USD.

    Theo đội ngũ Ronin, các sự cố của Axie Infinity đã bắt đầu từ tháng 11/2021 khi mà cơ sở người dùng của tựa game đã mở rộng đến mức khó kiểm soát. Các quy tắc an toàn đã được nới lỏng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

    Đây cũng là vụ hack bridge lớn nhất từ tháng 8/2021 tới nay

    Vụ hack xảy ra vào ngày 23/3 nhưng mãi cho đến 29/3 sự việc mới được tiết lộ sau khi một người dùng báo cáo rằng mình không thể rút 5.000 ETH từ ATM cầu Ronin. Sau cuộc tấn công, các nhà phát triển của Axie Infinity đã huy động được 150 triệu USD để bồi hoàn cho những người dùng bị ảnh hưởng.

    2. TerraUSD/LUNA sụp đổ

    Vào ngày 7/5 khi 2 tỷ TerraUSD (UST) bị unstaked (bị chuyển khỏi giao thức Anchor), hàng trăm triệu đô đã nhanh chóng bị thanh lý. Do dòng tiền chảy ra rất lớn, giá của UST đã giảm từ 1 USD xuống chi còn 0,91 USD. Do đó, nhiều “người chơi” trên thị trường đã bắt đầu giao dịch 0,9 USD bằng UST lấy 1 USD bằng LUNA. Khi một lượng UST đáng kể được chuyển ra ngoài, stablecoin này bắt đầu mất peg, kéo theo đó là sự sụp đổ của LUNA.

    Sau sự cố này, các thị trường tiền điện tử bắt đầu tạm dừng cặp giao dịch với LUNA và UST. Ước tính các nhà đầu tư đã mất 60 tỷ USD do việc bán tháo và sự sụt giảm của UST cũng như LUNA.

    Vào ngày 14/9, một toàn án của Hàn Quốc đã ban hành lệnh bắt giữ Do Kwon – nhà sáng lập hệ sinh thái Terra. Kwon và 5 người khác đã bị bắt giữ vì cáo buộc vi phạm các hạn chế về khu vực thị trường.

    3. Three Arrows Capital phá sản

    Sau khi Terra sụp đổ, quỹ phòng hộ tiền điện tử Three Arrows Capital (3AC) vốn có định giá thị trường hơn 560 triệu, cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề. 3AC đã đầu tư vào rất nhiều dự án tiền điện tử đang gặp khó khăn vào thời điểm đó, ví dụ như Axie Infinity hay sàn giao dịch tiền điện tử BlockFi.

    Sự sụp đổ của UST đã phá vỡ niềm tin của các nhà đầu tư và đẩy nhanh sự trượt giá của tiền điện tử. Một loạt các chủ nợ đã thực hiện các cuộc gọi ký quỹ yêu cầu 3AC thanh toán tiền cho mình nhưng vào thời điểm đó, quỹ này không có đủ tiền để chi trả cho các khoản thanh toán này.

    Cuối cùng 3AC đã phải nộp đơn xin phá sản lên một tòa án liên bang Manhattan (Mỹ). 3AC phá sản đã gây ra sự sụp đổ cho nhiều công ty khác trong không gian, nhất là những tổ chức đã cho quỹ này vay một số tiền khổng lồ.

    4. Voyager Digital đóng cửa

    Vào ngày 6/7, công ty đầu tư tiền điện tử nổi tiếng Voyager Digital đã nộp đơn xin phá sản sau khi quỹ phòng hộ 3AC không thể thanh toán được khoản vay 650 triệu USD cho họ. Voyager đã cho 3AC vay một khoản vay lớn mà không yêu cầu bất cứ đảm bảo nào, khi 3AC không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình, Voyager đã rơi vào tình cảnh khó khăn khi không còn tiền để trả cho khách hàng. Nền tảng này đã buộc phải ngừng mọi hoạt động giao dịch, nạp/rút của mình.

    Trong đơn xin phá sản, Voyager Digital cho biết họ có hơn 100.000 chủ nợ với khoản nợ từ 1 đến 10 tỷ USD. Bất chấp điều đó, Voyager vẫn khẳng định họ có đủ tiền để thanh toán cho các chủ nợ không có đảm bảo của công ty. Theo một hồ sơ tòa án vào tháng 9, Voyager Digital tiết lộ họ sẽ bán đấu giá số tài sản còn lại của mình.

    5. Sự sụp đổ và khủng hoảng thanh khoản của Celsius

    Do điều kiện thị trường khắc nghiệt, Celsius đã tạm dừng dịch vụ rút, swap và chuyển Bitcoin vào ngày 12/6. Người dùng của nền tảng có thể hiểu rằng Celsius đã phá sản và không thể hoàn trả tiền cho họ. Giá trị của tiền điện tử Celsius đã giảm mạnh tới 70% chỉ sau vài giờ và tiếp tục đi xuống trong những ngày sau đó.

    Thị trường tiền điện tử đã chứng kiến một đợt bán tháo đáng kể do sự rủi ro và tụt giá mạnh của nhiều loại tiền điện tử lớn – tương ứng với việc giảm giá của Celsius. Ngoài ra, do các vấn đề về dòng tiền ngày càng leo thang, Celsius đã thông báo sa thải 23% nhân viên vào ngày 3/7 và chỉ khoảng 10 ngày sau, công ty này đã chính thức nộp đơn xin phá sản. Tổng số nợ mà Celsius phải trả là 6,6 tỷ USD; trong khi tài sản của công ty chỉ đạt 3,8 tỷ USD, điều này dẫn đến khoản lỗ 1,2 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán.

    6. Sàn giao dịch FTX phá sản

    FTX và chi nhánh tại Hoa Kỳ FTX.US đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 vào ngày 11/11 vừa qua. Sàn giao dịch lớn này sụp đổ là do cuộc khủng hoảng thanh khoản bắt đầu diễn ra vào hồi đầu tháng, dẫn đế việc một số lượng lớn các nhà đầu tư liên tục rút tiền khỏi sàn.

    Theo thông báo phá sản, FTX.US đã hạn chế rút tiền trong một thời gian ngắn trước ngày 11/11, bất chấp những khẳng định trước đó rằng chi nhánh này không chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng của FTX. Cũng ngay tối 11/11, đã có một vụ hack vào FTX và lấy đi gần 400 triệu USD từ sàn. Nhiều người nghi ngờ rằng, vụ hack này là do chính nhân viên của FTX gây ra.

    Hơn 1 tháng sau khi FTX phá sản, Sam Bankman-Fried – cựu CEO của sàn, đã bị bắt giữ tại Bahamas theo yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ. Chính phủ nước này muốn dẫn độ Bankman-Fried với 8 tội hình sự, trong đó bao gồm gian lận chuyển khoản và âm mưu lừa gạt các nhà đầu tư. Hiện cựu CEO của FTX đã bị trục xuất về Hoa Kỳ và đang chờ xét xử sau khi nộp 250 triệu USD để bảo lãnh.

    7. BlockFi đóng cửa

    Sau FTX, công ty cho vay tiền điện tử BlockFi cũng nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 vào ngày 28/11 qua. Ngoài khoản nợ lên đến hàng tỷ đô la với hơn 100.000 chủ nợ, công ty này còn nợ FTX US 275 triệu USD.

    Vào đầu năm nay, BlockFi đã chấp nhận gói tín dụng trị giá 400 triệu USD từ FTX để vượt qua khó khăn về thanh khoản do tác động từ vụ sập UST. Vì vậy, BlockFi đã bị phụ thuộc vào hoạt động của FTX và điều này đã gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính của công ty khi mà FTX phá sản.

    Mặc dù đây là một năm đầy khắc nghiệt đối với thị trường tiền điện tử nhưng người dùng cũng không nên ôm tâm lý quá bi quan. Tâm lý của nhà đầu tư đang được cải thiện và như trong quá khứ, thị trường luôn có thể phục hồi từ thị trường gấu và sự sụp đổ của các nền tảng. Các sự kiện của năm 2022 có thể trở thành bài học cho các tổ chức tiền điện tử khác sau này.

    Most Popular

    Related Posts