More

    Ngân hàng quốc tế: Stablecoin không phải nơi lưu trữ an toàn

    Cryptory.net - Theo BIS, chỉ có 7 stablecoin duy trì được độ lệch dưới 1% với mức chốt với đồng đô la Mỹ.

    Trong báo cáo nghiên cứu công bố ngày 8/11, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) – liên minh của các ngân hàng trung ương thế giới, đã thẳng thắn chỉ trích rằng stablecoin là “không phải là nơi lưu trữ giá trị an toàn”.

    Khi nêu lý do của mình, BIS giải thích rằng từ tháng 1/2019 đến tháng 9/2023, các stablecoin được hỗ trợ bằng tiền fiat chỉ duy trì tỷ lệ chốt 94%, thấp hơn mức 100% thường được hứa hẹn trong white paper của dự án. Trong khi đó, tỷ lệ chốt của các stablecoin được hỗ trợ bằng tiền điện tử và được hỗ trợ bằng hàng hóa thấp hơn nhiều, lần lượt là 77% và 50%.

    BIS cho biết: “Chỉ có 7 stablecoin được hỗ trợ bằng tiền fiat có thể giữ độ lệch dưới 1% so với mức chốt dưới trong hơn 97% thời gian tồn tại của chúng”. Cả Tether (USDT) và USD Coin (USDC) đều đạt tiêu chuẩn này.

    BIS cũng cảnh báo rằng một số tổ chức phát hành stablecoin không mời các kế toán viên công được chứng nhận độc lập đến kiểm tra dự trữ của họ. Vì vậy các báo cáo dự trữ thường không tuân theo một tiêu chuẩn báo cáo chung. “Do sự thiếu rõ ràng này, không rõ liệu các stablecoin này có thể chuyển đổi stablecoin của người dùng ngang bằng với nhu cầu hay không và ý nghĩa ổn định tài chính sẽ là gì.”

    USDC mất chốt với đô la Mỹ vào tháng 3 năm nay

    Vào tháng 3, USDC của Circle đã nhanh chóng giảm 10% so với mức chốt 1:1 với đồng đô la Mỹ sau khi tiền gửi dự trữ của stablecoin này tạm thời bị kẹt trong Ngân hàng Thung Lũng Silicon – một ngân hàng bị phá sản. May mắn là sau đó, stablecoin thứ 2 thị trường đã phục hồi được giá trị.

    Tháng 5 năm ngoái, hệ sinh thái Terra trị giá 40 tỷ USD đã sụp đổ sau sự thất bại của cơ chế hỗ trợ đảm bảo cho stablecoin Terra USD (UST). Vụ việc đã gây ra ảnh hưởng rộng lớn đến toàn bộ thị trường tiền điện tử, khiến nhiều tổ chức phải đóng cửa.

    Most Popular

    Related Posts