More

    22 Sự kiện nổi bật của thị trường tiền số năm 2022 (Phần 2)

    Cryptory.net - 2022 là một năm vô cùng đáng nhớ của thị trường tiền điện tử nói chung. Hãy cùng Cryptory điểm lại các sự kiện nổi bật nhất của năm vừa qua trong bài viết ngày hôm nay.

    Hãy cùng Cryptory điểm lại các sự kiện nổi bật nhất của năm vừa qua trong bài viết ngày hôm nay.

    8. Năm của các vụ tấn công

    Thị trường tiền mã hóa đi vào xu hướng giảm trong năm 2022 nhưng chúng vẫn là một “cỗ máy kiếm tiền” béo bở cho các hacker. Theo thống kê của Chainalysis, ít nhất 3 tỷ USD bị tổn thất trong các vụ hack crypto xuyên suốt năm qua và đưa năm 2022 trở thành kỷ lục về tổng giá trị thiệt hại từ các vụ tấn công tiền mã hóa.

    Mục tiêu thường xuyên bị nhắm đến nhất là mảng cross-chain của DeFi, nơi được xem như “long mạch” chuyển giao giữa các blockchain nhưng cũng là một lỗ hổng lớn. Với 3 dự án bị tấn công nội trong tháng 10, gần 600 triệu USD thất thoát, chiếm 64% tổng thiệt hại cả năm.

    1. Ronin Network – 622 triệu USD

    2. BNB Chain Bridge – 586 triệu USD

    3. FTX – 477 triệu USD

    4. Wormhole – 325 triệu USD

    5. Beanstalk Farms – 182 triệu USD

    6. Nomad – 176 triệu USD

    7. Wintermute – 160 triệu USD

    8. Mango Markets – 114 triệu USD

    9. Harmony Bridge – 100 triệu USD

    10. Qubit Finance – 80 triệu USD và Fei Protocol – 80 triệu USD

    9. Cú sụp đổ LUNA-UST

    Cuộc khủng hoảng Terra (LUNA) và UST chỉ diễn ra trong vài ngày ngắn ngủi từ 08/05 đến 14/05/2022, nhưng đã quét đi hết biết bao nhiêu tỷ USD của thị trường crypto. Tầm ảnh hưởng của cú sụp đổ này vô cùng kinh hoàng, ảnh hưởng không chỉ riêng tiền mã hóa mà còn lan đến tài chính truyền thống.

    CEO tiền ảo LUNA - Do Kwon bị phát hiện giải thể công ty ngay trước khi hệ  sinh thái Terra sụp đổ
    Do Kwon, CEO của Terra vẫn đang lẩn trốn

    10. Three Arrows Capital khơi mào cuộc “khủng hoảng thanh khoản”

    Bị ảnh hưởng trầm trọng từ sự kiện LUNA-UST kể trên, quỹ đầu tư Three Arrows Capital (3AC) của hai nhà sáng lập Zhu Su và Kyle Davies bắt đầu xuất hiện những tín hiệu đáng ngờ.

    Tiếp đến đầu tháng 6, việc stETH bị depeg cùng “hiệu ứng dây chuyền” stETH – Alameda – Celsius đã khiến 3AC nhận thêm một cú đấm trời giáng.

    Vào ngày 15/06/2022, trên Twitter bắt đầu lan truyền những thông tin liên quan đến sức khoẻ danh mục của 3AC. Nhiều phân tích, đồn đoán và chứng thực liên tiếp xuất hiện gây nên sự hỗn loạn trong cộng đồng vốn đang rất “nhạy cảm”. Đến ngày 02/07/2022, Three Arrows Capital chính thức nộp đơn xin phá sản lên toà án New York.

    Mặc dù vậy, cột mốc này không phải là điểm kết thúc, mà thay vào đó lại là nơi bắt đầu của chuỗi “khủng hoảng thanh khoản” lan rộng trên thị trường, liên đới ra nhiều tổ chức khác trong thị trường crypto.

    11. Làn sóng cắt giảm nhân sự

    Hậu quả rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng thanh khoản là làn sóng cắt giảm nhân sự lan rộng. Hàng loạt công ty có liên quan đến tiền mã hóa phải “thắt lưng buộc bụng”, dù là những cái tên đình đám nhất ngành như Coinbase, Robinhood, Gemini, OpenSea,…

    12. “7 ngày” FTX thay đổi thế giới crypto

    Từ 06/11 đến 13/11/2022 được xem là “7 ngày tồi tệ nhất” trong lịch sử 13 năm của ngành crypto, tất cả chỉ vì một tổ chức, một người, được cộng đồng đặt trọn niềm tin vì những thứ đã làm trong quá khứ nhưng hóa ra lại là kẻ giả dối.

    Sự sụp đổ chóng vánh của FTX là điều không thể tiên đoán được trong thị trường, kể cả đối với những người “căm ghét” crypto nhất. Và cũng tương tự như sự việc của LUNA hay 3AC, tầm ảnh hưởng của FTX đã, đang và sẽ kéo dài ra thêm. Trong năm tới đây, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục chứng kiến những hệ lụy đáng buồn từ FTX.

    13. Làn sóng phá sản

    Khi cuộc khủng hoảng thanh khoản ngày càng trầm trọng, hệ quả tất yếu là nhiều công ty không thể trụ vững và tuyên bố phá sản. Năm nay chúng ta đã chứng kiến các cuộc phá sản của:

    • Quỹ đầu tư Three Arrows Capital ngày 02/07;
    • Ứng dụng tài chính Voyager Digital ngày 06/07;
    • Nền tảng lending Celsius ngày 14/07;
    • Công ty đào coin Compute North ngày 23/09;
    • Sàn giao dịch FTX ngày 11/11;
    • Nền tảng lending BlockFi ngày 28/11;
    • Công ty đào coin Core Scientific ngày 21/12.

    14. Sam Bankman-Fried vướng rắc rối pháp lý

    Nhà sáng lập FTX Bankman-Fried bị từ chối bảo lãnh tại Bahamas sau khi bị  bắt, đối mặt với án tù lên tới 115 năm - Epoch Times Tiếng Việt
    Sam Bankman-Fried bị bắt

    Theo hồ sơ gửi lên Tòa án Quận Nam New York (SDNY), SBF đang đối mặt với 3 cáo trạng riêng biệt với rất nhiều tội danh từ Bộ Tư pháp, Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và Ủy ban Giao dịch Tài sản Kỳ hạn Mỹ (CFTC), bao gồm:

    – Bộ Tư pháp:

    1. Âm mưu gian lận tiền gửi của khách hàng;
    2. Gian lận tiền gửi của khách hàng;
    3. Âm mưu gian lận tiền của chủ nợ;
    4. Gian lận tiền của chủ nợ;
    5. Âm mưu gian lận tài sản;
    6. Âm mưu gian lận chứng khoán;
    7. Âm mưu rửa tiền;
    8. Âm mưu lừa gạt nước Mỹ và vi phạm quy định quyên góp tài chính.

    – SEC:

    1. Gian lận trong hoạt động chào bán chứng khoán;
    2. Gian lận có liên quan đến hoạt động mua hoặc chào bán chứng khoán.

    – CFTC:

    1. Gian lận;
    2. Tuyên bố gian lận.

    Đến sáng ngày 13/12, SBF bị chính quyền Bahamas bắt giữ và sau đó đã chấp nhận bị dẫn độ về Mỹ.

    (Còn tiếp)

    Tham gia cộng đồng của chúng tôi để cùng bàn luận và cập nhật những thông tin Crypto mới nhất:

    Most Popular

    Related Posts