More

    Ethereum (ETH) và 5 điều cần biết

    Ethereum (ETH) là một loại crypto và được biết đến nhiều nhất với tên gọi Bitcoin 2.0, do "chàng trai vàng trong làng tiền điện tử" Vitalik Buterin sáng lập vào năm 2013. Đây không chỉ là một đồng tiền tệ mà nó còn là nền tảng tạo ra nhiều ứng dụng khác thông qua ngôn ngữ lập trình của mình.

    Ethereum (ETH) là gì?

    Được phát hành vào năm 2015, Ethereum còn được gọi là Bitcoin 2.0. Bởi đây là đồng tiền điện tử phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau Bitcoin và khắc phục được các nhược điểm của đồng Bitcoin như phí thanh toán, thời gian thanh toán chậm và khuyến khích khai thác thông qua các Mỏ đào thay vì khai thác riêng lẻ (như Bitcoin). Đây cũng là một nền tảng phần mềm mở dựa trên công nghệ Blockchain, thông qua việc sử dụng chức năng Hợp đồng thông minh (Smart Contract).

    ETH (hay Ether) là đồng tiền mã hóa trong hệ thống Blockchain của Ethereum. Tương tự như Bitcoin, Ether được dùng để chi trả các khoản phí giao dịch và dịch vụ thanh toán trong mạng lưới Ethereum.

    Cách thức hoạt động của Ethereum

    Ethereum là một nền tảng với nhiều tính năng độc đáo, mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Tương tự như Bitcoin, ETH hoạt động trên một Blockchain và chúng ta có thể khai thác ETH thông qua đơn vị tiền tệ Ether.

    Khi bạn tiến hành một giao dịch, tất cả những hợp đồng thông minh và số dư tài khoản hiện tại đều sẽ được ứng dụng ghi lại bằng hình ảnh và được cập nhật liên tục. Những hình ảnh này được xem là căn cứ và cơ sở nếu người dùng muốn tìm lại thông tin của mình. Do vậy, Ethereum còn được ví như một cỗ máy có thể ghi lại mọi trạng thái hoạt động.

    Ethereum khác gì Bitcoin?

    Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai đồng tiền điện tử này nằm ở mục đích sử dụng và công nghệ cốt lõi của chúng.

    Cụ thể, Ethereum được tạo ra với mục đích là trở thành một nền tảng dành cho việc phát triển Hợp đồng thông minh. Trong khi đó, Bitcoin được sinh ra với mục tiêu duy nhất là trở thành phương tiện thanh toán và là nơi lưu giữ giá trị.

    Ngoài ra, còn một điểm khác biệt nổi bật nữa là Bitcoin chỉ có thể đào được 21 triệu Bitcoin trong thời gian khai thác khối trung bình là 10 phút. Còn Ether có thể đào được vô tận trong thời gian xác nhận nhanh hơn, không quá 12 giây. Để tiện cho việc so sánh, bạn đọc có thể theo dõi bảng sau.

    Các cách để sở hữu tiền điện tử ETH

    Hiện tại, có 3 cách để bạn đọc sở hữu tiền điện tử ETH:

    • Mua ETH: Bạn chỉ cần bỏ tiền ra để mua đồng ETH trên các chợ, sàn giao dịch trên mạng Internet. Đây chính là cách nhanh và đơn giản nhất.
    • Đào ETH: Bạn đọc có thể đào ETH thông qua máy tính hoặc điện thoại. Nhưng trước tiên, bạn cần đầu tư kha khá để mua những chiếc máy đào ETH chuyên giải các thuật toán phức tạp. Bên cạnh sự chuẩn bị về tài chính, các bạn cũng nên có những kiến thức về mặt kỹ thuật để vận hành máy móc. Còn nếu đã dư dả về tiền bạc thì bạn hoàn toàn có thể mua máy móc rồi thuê thợ đào, sau đó ung dung “thu hoạch”.
    • Săn ETH miễn phí: Bạn đọc hoàn toàn có thể kiếm được các ETH miễn phí bằng cách chơi các trò chơi hoặc click vào các quảng cáo có hỗ trợ tặng thưởng ETH. Đây là các khác đơn giản thường được nhiều người sử dụng trong lúc rảnh rỗi. Tuy nhiên cách này sẽ kiếm được rất ít ETH.
    Máy đào ETH.

    Có nên đầu tư vào Ethereum không?

    Ether là Token được sử dụng phổ biến nhất thế giới, đồng thời Ethereum cũng là đồng tiền được Microsoft Corp thanh toán trong các giao dịch mua bán các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số độc bản (NFT), vốn đang gây sốt trên thị trường trong thời gian gần đây.

    Không giống như Bitcoin, nơi mà nhiều đặc tính (ví dụ như nguồn cung) đã được cố định ngay từ khi ra đời, nền tảng Ethereum vẫn đang phát triển với những cập nhật hứa hẹn sẽ giúp cải thiện hệ thống. Thậm chí hoàn toàn có thể xảy ra khả năng các quy định thay đổi và khiến nguồn cung giảm xuống, điều sẽ khiến giá Ether tăng lên. Phil Bonello – Giám đốc nghiên cứu của quỹ đầu tư Grayscale Investments cho biết: “Các nhà đầu tư thường coi Ethereum là 1 loại hình đầu tư tăng trưởng, đặt cược vào hệ sinh thái phi tập trung vẫn đang tiếp tục phát triển”.

    Tuy nhiên, bất kỳ ai muốn tham gia vào thị trường tiền điện tử cũng cần phải làm quen với việc giá sẽ biến động cực mạnh, kể cả đối với những đồng tiền lớn và lâu đời nhất. Bên cạnh đó, thị trường này còn vô vàn rủi ro khác như việc sàn giao dịch có thể bị hack hay giới quản lý đột nhiên siết chặt đồng tiền này, …

    Most Popular

    Related Posts