More

    FED là gì? FED ảnh hưởng như thế nào tới thị trường tiền điện tử?

    Cryptory.net - Là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách tiền tệ, các động thái của FED có ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền điện tử.

    FED là gì?

    FED (Federal Reserve System) hay còn gọi là Cục dự trữ Liên bang, ngân hàng Trung Ương Hoa Kỳ, được thành lập vào ngày 23/12/1913. Là tổ chức duy nhất trên thế giới được quyền in đô la Mỹ (USD), FED có vai trò quan trọng trong hoạch định, điều chỉnh các chính sách tiền tệ.

    Tổ chức này bao gồm:

    • Hội đồng Thống đốc với 7 thành viên, được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ
    • Ủy ban Thị trường Mở Liên Bang: Cơ quan hoạch định chính sách của FED và quản lý nguồn cung tiền của quốc gia
    • 12 ngân hàng Dự trữ Liên Bang, mỗi ngân hàng chịu trách nhiệm tại một khu vực nhất định của Hoa Kỳ
    • Các ngân hàng thành viên

    Nhiệm vụ chính của FED

    FED là tổ chức chịu trách nhiệm về mọi chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ:

    • Thi hành các chính sách tiền tệ, giám sát và điều tiết các ngân hàng, duy trì sự ổn định tài chính và cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
    • Giám sát và điều chỉnh các hệ thống tài chính, duy trì sự ổn định của tài chính trong nước
    • Thúc đẩy bảo vệ người tiêu dùng và phát triển cộng đồng

    Về cơ bản, FED là cơ quan giám sát cấp quốc gia, tồn tại với nhiệm vụ giúp nền kinh tế hoạt động hiệu quả nhất có thể. Do đó, các động thái của FED (chẳng hạn như thiết lập lãi suất hoặc quản lý nguồn cung tiền) sẽ tác động trực tiếp đến hệ thống kinh tế cũng như triển vọng kinh tế tương lai của Hoa Kỳ.

    FED ảnh hưởng như thế nào đến thị trường tiền điện tử

    Như đã biết, các động thái của FED, ví dụ như tăng lãi suất, có tác động lớn’ đối với sự phát triển của thị trường tiền điện tử. Do đó các cuộc họp cũng như quyết định của FED luôn nhận được sự quan tâm cao độ của các tổ chức tiền điện tử, chuyên gia phân tích cũng như nhà đầu tư. Vậy lãi suất của FED đã ảnh hưởng tới thị trường như thế nào?

    Trong vòng 21 tháng trước năm 2022, FED in thêm tiền đã tạo ra một môi trường lãi suất thấp nơi mà tiền khá rẻ và dễ vay. Môi trường lãi suất thấp này tạo điều kiện cho dòng vốn chảy vào các tài sản có độ rủi ro khá cao như tiền điện tử và cổ phiếu. Đó cũng là lí do khiến các tài sản này có mức lợi nhuận cực cao.

    Và ngược lại, khi FED tăng mức lãi suất để kiểm soát lạm phát, thị trường cổ phiếu cũng như tiền điện tử sẽ trả về phản hồi tiêu cực. Lãi suất tăng đồng nghĩa với việc hoạt động kinh tế tại Hoa Kỳ sẽ bị đình trệ, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ suy thoái của thị trường đang gia tăng. Tại thời điểm này, các nhà đầu tư có xu hướng trở lại với những tài sản truyền thống có độ rủi ro thấp hơn, bán tháo các tài sản kỹ thuật số khiến giá tụt mạnh.

    Vào tháng 6 năm nay, lạm phát Hoa Kỳ đạt mức cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây, theo đó vào ngày 15/6, FED cũng chính thức tăng mức lãi suất lên 0,75% – mức cao nhất trong vòng 30 năm. Ngay ngày hôm sau, thị trường chứng khoán đã ngay lập tức có dấu hiệu sụt giảm khi chỉ số Dow Jones giảm 765 điểm, S&P giảm 3,4%. Vào cùng ngày hôm đó, Bitcoin giảm xuống mức 20.971 USD, chạm đáy 18 tháng, mất 69,53% giá trị so với thời điểm ATH hồi tháng 11/2021. Đồng tiền lớn thứ 2 thị trường tiền điện tử là Ethereum cũng giảm 77,3% xuống giao dịch ở 1.110,63 USD.

    Most Popular

    Related Posts