More

    Lừa đảo tiền điện tử giảm tới 65% trong bối cảnh thị trường suy thoái

    Cryptory.net - Tổng số tiền thu được từ lừa đảo tiền điện tử trong năm nay hiện đang là 1,6 tỷ USD; giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

    Theo báo cáo được công bố vào ngày hôm qua (16/8) của Chainalysis, số tiền thu được từ việc lừa đảo tiền điện tử trong năm 2022 hiện đang ở mức 1,6 tỷ USD; giảm tới 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Chainalysis cho biết:

    “Kể từ tháng 1/2022 tới nay, doanh thu lừa đảo tính theo giá Bitcoin đã giảm ít nhiều. […] Không chỉ doanh thu, số lượng các vụ lừa đảo chuyển tiền cá nhân trong năm 2022 cũng là thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.”

    Nguyên nhân cho sự sụt giảm này được cho là do tiền điện tử đã bị mất giá khá nhiều trong bối cảnh mùa đông tiền điện tử. Tiếp đó, thị trường suy thoái cũng khiến những nhà đầu tư mới, non kinh nghiệm – đối tượng chính của các vụ lừa đảo, rời khỏi thị trường hay không còn mấy mặn mà với các “cơ hội” hiếm có mà kẻ lừa đảo bày ra. Theo Eric Jardine, tác giả của bản báo cáo, các nhà đầu tư có khả năng bị lừa nhiều hơn trong thị trường tăng giá khi có nhiều cơ hội đầu tư và lợi nhuận vượt trội.

    Jardine cũng cho biết thêm rằng trong năm 2021 có nhiều vụ lừa đảo lớn như PlusToken hay Finiko, gây ra thiệt hại lên tới 3,5 tỷ USD. Trong khi đó, vụ lừa đảo lớn nhất năm nay thuộc về nền tảng đầu tư JuicyFields lại chỉ gây thất thoát vỏn vẹn 273 triệu USD. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra mức chênh lệch lớn giữa tổng thiệt hại do scam của năm 2021 và 2022.

    Ngược lại với scam, các vụ hack tiền điện tử lại đang có xu hướng gia tăng trong năm nay. Tính đến tháng 7/2022, các giao thức đã mất tới 1,9 tỷ USD vào tay các hacker; tăng 58,3% so với năm ngoái. Con số này không bao gồm vụ hack 190 triệu USD của cầu nối Nomad vào ngày 1/8.

    Nguyên nhân cho sự gia tăng này phần lớn đến từ sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng tài chính phi tập trung trong thời gian gần đây:

    “Giao thức DeFi rất dễ bị tấn công, tội phạm mạng có thể dễ dàng nghiên cứu mã nguồn mở mà những giao thức này sử dụng, từ đó tìm ra cách khai thác.”

    Most Popular

    Related Posts