More

    NHỮNG KẺ “LÃI LỚN” KHI ĐẦU TƯ DỰ ÁN BLOCKCHAIN

    Tham gia vào các dự án Blockchain mang về lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư, nhất là khi họ bắt đầu đầu tư từ những vòng gọi vốn ban đầu.

    Khi bạn gia nhập thị trường crypto tức là bạn đang ở trong một ván bài nơi có kẻ thắng và người thua. Để hiểu được tại sao có những người thường xuyên thắng lớn khi tham gia đầu tư những dự án blockchain, trước hết bạn cần phải hiểu rằng một dự án luôn có những vòng đầu tư qua từng giai đoạn, và đối với một dự án tiềm năng, những kẻ đi trước luôn nắm trong mình những lợi thế vượt trội.

    Dù mới gia nhập ngành này được ít lâu, nhưng tôi may mắn có cơ hội được quen biết nhiều nhà đầu tư chiến lược của những dự án blockchain. Nhiều người trong số họ đã x20, x30 số vốn ban đầu, một số còn lãi nhiều hơn thế nữa, và họ coi điều đó là rất bình thường. Họ là ai? Họ là quản lý của những quỹ đầu tư lớn, là cố vấn có kinh nghiệm trong ngành, là những đối tác chiến lược của nhiều dự án blockchain,… Và giữa họ luôn tồn tại hai điểm chung: thứ nhất, họ luôn phân tích cực kì kỹ lưỡng để đánh giá tiềm năng của dự án, và thứ hai, họ là những người đầu tư từ những vòng gọi vốn đầu tiên.

    Hãy cùng đi qua một chút về những vòng gọi vốn này để bạn hiểu hơn.

    CÁC VÒNG GỌI VỐN CỦA 1 DỰ ÁN BLOCKCHAIN

    1. Seed Round

    Vòng gọi vốn hạt giống (Seed Round) là vòng gọi vốn khi dự án Blockchain mới chỉ ở giai đoạn hình thành ý tưởng. Seed Money thường có giá trị nhỏ (từ 10.000 – 20.000$). Vòng Seed Round này tạo điều kiện cho các dự án thực hiện nghiên cứu, phát triển sản phẩm, xây dựng mô hình kinh doanh để hấp dẫn những nguồn đầu tư khác.

    2. Strategic Round

    Vòng gọi vốn chiến lược (Strategic Round) là vòng gọi vốn khi dự án Blockchain đã hoàn thiện sản phẩm và có chiến lược tiếp cận thị trường cụ thể. Số vốn huy động được thường sẽ được dự án sử dụng cho việc triển khai kế hoạch quảng bá thương hiệu, kế hoạch tiếp cận thị trường, xây dựng cộng đồng,…

    Nhiều dự án Blockchain hiện nay không cần tới Vòng gọi vốn chiến lược, thay vào đó họ bắt đầu gọi vốn từ Vòng gọi vốn kín (Private Sale).  

    3. Private Sale

    Vòng gọi vốn kín (Private Sale) là vòng gọi vốn khi dự án đã hoàn thiện whitepaper, triển khai xây dựng thương hiệu và có cho mình một cộng đồng nhỏ quan tâm. Rất nhiều dự án Blockchain hiện nay bắt đầu gọi vốn từ vòng Private Sale.

    Ưu nhược điểm của các vòng gọi vốn trên

    • Với các vòng Seed Round, Strategic Round và Private Sale, nhà đầu tư sẽ được mua token của dự án với giá thấp hơn nhiều so với giá dự kiến trong tương lai, qua đó có cơ hội kiếm được mức lợi nhuận đáng kinh ngạc.

    Ví dụ, nếu như bạn may mắn có được cơ hội đầu tư từ vòng Private Sale cho một dự án X. Sau khi dự án này đã public (trên 1 sàn nào đó), thì khoản đầu tư của bạn có thể tăng lên gấp 10 lần hay thậm chí nhiều hơn thế nữa.

    • Nhược điểm của việc đầu tư từ những vòng này là tính thanh khoản thấp do nhiều dự án Blockchain quy định việc trả token theo Token Vesting Process để tránh thao túng giá, và được chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Vì vậy, nhà đầu tư phải đợi khá lâu để nhận được toàn bộ token của mình.

    Token Vesting Process: là việc khóa lại một lượng token trong một khoảng thời gian nhất định, mục đích chủ yếu là để làm giảm sự thao túng trên thị trường xảy ra do việc nắm giữ 1 lượng lớn token. VD về token vesting process: 20% số token được trả trong 6 tháng, 50% trong 1 năm và 100% trong 2 năm.

    4. Public Sale

    Public Sale hay còn gọi là Crowd Sale được hiểu đơn giản là vòng bán công khai token của một dự án nào đó trên các sàn tập trung (CEX) hoặc sàn phi tập trung (DEX). Mức giá của token được bán ở vòng Public Sale là cao hơn so với những vòng trước. Các hình thức huy động vốn phổ biến của Public Sale có thể kế đến như ICO, IEO, IDO, ILO. Vòng Public Sale không chỉ nhằm mục đích kêu gọi vốn mà còn giúp cho dự án mở rộng cộng đồng.

    CEX: Centralized Exchange

    DEX: Decentralized Exchange

    ICO: Initial Coin Offering

    IEO: Initial Exchange Offering

    IDO: Initial DEX Offering

    ILO: Initial Liquidity Offering

    (Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các thuật ngữ này)

    Khác với các vòng đầu tư trước, vòng mở bán Public Sale sẽ được thông báo công khai, qua đó bất cứ cá nhân nào cũng có thể tham gia. Tuy vậy dự án sẽ giới hạn một lượng người nhất định có thể mua token, và mỗi nhà đầu tư cũng chỉ được quyền mua với một khoản tiền giới hạn (thông thường là từ 100 – 500 USDT).

    5. Listing

    Listing (lên sàn) là hình thức niêm yết token của dự án lên sàn để các nhà đầu tư tự do trao đổi, buôn bán. Việc lên sàn sẽ giúp token của dự án tăng tính thanh khoản cũng như để mọi nhà đầu tư đều có thể sở hữu token của dự án. Hình thức đầu tư trên sàn có tính thanh khoản rất cao. Tuy nhiên bạn khó có thể kiểm soát được mức lãi, lỗ của mình do những biến động nhanh chóng của thị trường. Bên cạnh đó, mức giá bạn mua thường cao hơn rất nhiều so với khi bạn đầu tư từ các vòng gọi vốn trước.

    Những người chiến thắng, họ luôn tìm cách để đóng góp cho dự án để nhận được quyền đầu tư từ những vòng gọi vốn đầu tiên. Họ hiểu rằng tính thời điểm và mức độ nhanh chậm quan trọng tới nhường nào trong việc đầu tư blockchain. 

    LÀM SAO ĐỂ BẠN – MỘT NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN THAM GIA VÀO NHỮNG VÒNG GỌI VỐN BAN ĐẦU?

    Đối với các vòng gọi vốn ban đầu (Early Stage) như Seed Round, Strategic Round và Private Sale, thường chỉ có các quỹ đầu tư lớn hoặc các đối tác, cố vấn, những người có thể giúp đỡ dự án phát triển mới nhận được quyền đầu tư. Nếu là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, gần như bạn không thể tiếp cận những vòng gọi vốn này.

    Tuy vậy không phải là không có cơ hội. Hiện tại các dự án Blockchain cho phép những đối tác là những “tổ chức tự trị phi tập trung” (DAO – Decentralized Autonomous Organization) có thể đầu tư vào dự án từ vòng Private Sale, ngược lại họ sẽ giúp lan tỏa dự án đến với cộng đồng. Tùy theo quy tắc hoạt động của từng DAO mà lợi ích sẽ được chia theo mức độ đóng góp của từng thành viên cho cộng đồng.

    (Nguồn: Rada Community)

    Most Popular

    Related Posts