More

    Tìm hiểu về giải pháp Liquid Staking

    Cryptory.net - Liquid Staking là một giải pháp ra đời nhằm hỗ trợ người dùng tham gia stake trên các Blockchain với cơ chế đồng thuận Proof Of Stake một cách dễ dàng, thuận tiện và không bị khoá thanh khoản.

    Proof of Stake (POS) là cơ chế đồng thuận khá phổ biến và được nhiều mạng blockchain lớn như Ethereum, Avalanche, Near Protocol,… sử dụng. Khác với Proof of Work (POW), POS yêu cầu người tham gia đặt cọc (Staking) token rồi mới tham gia xác thực giao dịch trên block. Tuy nhiên, hình thức Staking cũng mang trong mình khá nhiều hạn chế đối với tính thanh khoản của tài sản người dùng. Và Liquid Staking là một giải pháp được phát triển để giải quyết hầu hết các hạn chế đó.

    Liquid Staking là gì?

    Liquid Staking là một khái niệm đề cập đến những giao thức cho phép người dùng stake một loại tài sản nhất định sau đó giao thức sẽ phát hành cho họ một loại token đại diện cho tài sản đã được stake theo tỷ lệ 1:1.

    Liquid Staking ra đời với mục đích như thế nào?

    Liquid Staking ra đời trong bối cảnh khi mà các blockchain nền tảng sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake hoặc các cơ chế đồng thuận tương tự ngày càng phổ biến. Có thể nói, sau khi Ethereum thiết lập tầm nhìn Ethereum 2.0 với Proof of Stake và Danksharding (mới thay đổi gần đây trước đây là Sharding) thì tạo thành một xu hướng các blockchain nền tảng sau này để sử dụng cơ chế đồng thuận POS hoặc các biến thể của nó.

    Với cơ chế đồng thuận này các nhà đầu tư, những người nắm giữ các đồng coin nền tảng như Near Protocol, Solana, Polkadot, Avalanche, Fantom,… có thể gửi tài sản của mình vào các validator để chia sẻ lợi nhuận từ việc các thực giao dịch và tạo khối. Tuy nhiên nó gây ra một vấn đề đó chính là tài sản bị khoá hay có những blockchain mà người dùng muốn lấy lại token có thể mất đến từ vài ngày đến cả tháng điều này dẫn đến khi thị trường có những biến động bất ngờ thì các nhà đầu tư gần như không thể xoay sở. 

    Với những vấn đề trên thì Liquid Staking đã ra đời.  

    Cơ chế hoạt động của Liquid Staking

    Liquid Staking là gì

    Cơ chế hoạt động của các nền tảng staking về cơ bản là như sau:

    • Bước 1: Người dùng sẽ gửi tài sản vào nền tảng (tài sản ở đây chủ yếu là các đồng coin nền tảng như NEAR, SOL, FTM, AVAX, ETH,…
    • Bước 2: Giao thức sẽ thông qua các đối tác là các validator để gửi tài sản của người dùng vào validator để kiếm lợi nhuận.
    • Bước 3: Đồng thời thì giao thức sẽ gửi lại người dùng một dạng tài sản phái sinh có giá trị tương đương với tài sản người dùng gửi vào nền tảng có thể là stNEAR, sNEAR, stSOL, mSOL, stETH, dETH,… Mỗi giao thức khác nhau sẽ phát hành các loại tài sản phái sinh khác nhau.
    • Bước 4: Người dùng sử dụng các loại tài sản phái sinh này tham gia vào các hoạt động trên DeFi với các giao thức chấp nhập tài sản này như AMM, Lending & Borrowing, Derivatves, Yield Farming,…
    • Bước 5: Người dùng muốn lấy lại tài sản gốc thì chỉ cần đơn giản gửi lại tài sản phái sinh vào nền tảng và burn nó đi thì nền tảng sẽ gửi lại người dùng tài sản gốc.

    Lợi thế của Liquid Staking

    Mang lại tính thanh khoản cho tài sản staking

    Liquid Staking được phát triển chủ yếu để giải quyết vấn đề thiếu thanh khoản. Người dùng có thể dùng token đại diện để kiếm thêm yield bằng nhiều cách khác nhau như lending hay tiếp tục giao dịch. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư. 

    Với Liquid Staking, ngoài phần yield kiếm được từ staking người dùng còn có cơ hội kiếm thêm yield từ việc đầu từ tài sản vào các giao thức DeFi khác. 

    Mang lại tính linh hoạt cho tài sản staking

    Sự khác biệt chính giữa Liquid Staking và staking trực tiếp nằm ở việc khi tham gia liquid staking tài sản của người dùng sẽ không hoàn toàn bị khoá. Thay vào đó, các giao thức sẽ phát hành cho người dùng một loại tài sản đại diện theo tỷ lệ 1:1. 

    Khi thị trường có những đợt biến động mạnh, người dùng có thể bán các token đại diện bất kỳ lúc nào để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất. Cú sụp đổ của LUNA là một bài học đáng quan tâm khi có khá nhiều người dùng không kịp unlock tài sản của mình, và phải hứng chịu sự tổn thất nặng nề.

    Giảm rủi ro trong trường hợp validator gặp vấn đề

    Liquid Staking còn có những lợi thế nhất định đứng trên góc độ kỹ thuật so với staking trực tiếp. Khi stake tài sản một cách thông thường, chủ sở hữu token sẽ uỷ quyền token của mình cho một validator duy nhất, phần token tham gia staking sẽ phải chịu rủi ro bị tổn thất nếu validator có những hành động gây tổn hại đến mạng lưới. 

    Tuy nhiên, với Liquid staking pool, token sẽ được uỷ quyền cho nhiều validator nhằm làm giảm nguy cơ tổn thất tài sản. Ngoài ra, các giao thức Liquid staking còn có các quỹ bảo hiểm để đền bù cho khách hàng trong trường hợp cần thiết.

    Nhược Điểm của các nền tảng Liquid Staking

    Không có giải pháp nào là “chén thánh” trong thị trường DeFi nói riêng và thị trường crypto nói chung. Nên chắc chắn các dự án Liquid Staking vẫn tồn tại nhiều yếu điểm và đã bị khai thác khá nhiều lần trên thị trường bởi các hacker.

    Rủi ro về lỗ hổng contract

    Câu chuyện này đã từng xảy ra với Stader Labs hay Acala khi mà các hacker nắm được lỗ hổng của smartcontract để mint ra hàng tỷ tỷ token phái sinh và sau đó xả toàn bộ trên DEX để thu về tất cả token gốc. 

    Rủi ro về thanh khoản

    Việc bạn gửi lại tiền vào giao thức và giao thức sẽ phụ thuộc vào blockchain và validator để trả lại tiền cho bạn. Còn nếu bạn muốn lấy lại tài sản của mình ngay và luôn thì bắt buộc phải giao dịch trên AMM. Và trong trường hợp AMM không đủ thanh khoản thì bạn bắt buộc phải chấp nhận 1 stSOL chỉ đổi được về 0.7 SOL (tuỳ vào thanh khoản của pool).

    Một số dự án nổi bật trong ngành Liquid Staking

    Liquid Staking là gì?
    Bảng xếp hạng Liquid Staking tính theo TVL tại thời điểm bài viết đăng tải

    Tính đến hiện tại Lido Finance là nền tảng Liquid Staking lớn nhất trong thị trường Crypto chiến đến hơn 70% tổng khối lượng của toàn ngành. 

    Tuy nhiên những đối thủ của Lido Finance cũng đang bám rất sát nền tảng này trong công cuộc mở rộng và phát triển như dự án như Rocket Pool, Ankr, Stader Labs, Marinade Finance,…

    Lời kết

    Có thể khẳng định rằng Liquid Staking là mảnh ghép không thể thiếu đối với các Blockchain với cơ chế đồng thuận Proof Of Stake nên chúng ta có thể kết luận rằng nếu các Blockchain POS tiếp tục phát triển thì các nền tảng Liquid Staking vẫn sẽ tiếp tục nở rộ trong tương lai.

    Tuy nhiên, các nền tảng Liquid Staking vẫn tồn tại nhiều rủi ro về smartcontract nên người dùng cần rất cẩn thận trước khi tham gia vào các nền tảng này.

    Lưu ý: Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho bất cứ hành động đầu tư nào của độc giả. Bài viết chỉ mang tính chất truyền tải thông tin khách quan, không kêu gọi đầu tư.

    Tham gia cộng đồng của chúng tôi để cùng bàn luận và cập nhật những thông tin Crypto mới nhất:

    Most Popular

    Related Posts